Nghiên cứu khoa học Quá cảnh của Sao Kim, 2012

CLB Thiên văn Bách Khoa (PAC) quan sát Sao Kim quá cảnh Mặt Trời tại khu F Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

Lần đi qua của Sao Kim vào năm 2012 cho các nhà khoa học nhiều cơ hội tốt để nghiên cứu, đặc biệt là trong việc tìm kiếm các ngoại hành tinh. Những nghiên cứu được triển khai trong lần quá cảnh năm 2012 bao gồm:[7][8][9]

  • Đo đạc sự tối đi của ngôi sao do sự đi qua phía trước của một hành tinh đã biết (Mặt Trời và Sao Kim) giúp các nhà thiên văn khám phá được các ngoại hành tinh. Khác với lần quá cảnh năm 2004, lần vào năm 2012 diễn ra trong chu kỳ hoạt động mạnh 11 năm của Mặt Trời, nó cho phép các nhà thiên văn thu thập được tín hiệu về một hành tinh đi qua ngôi sao đang có hoạt động không bình thường (quá mức bình thường).
  • Các phép đo được thực hiện trong thời gian diễn ra quá cảnh nhằm tìm ra đường kính được xác định rõ ràng của Sao Kim và so sánh với đường kính đã biết trước đó. Điều này vừa giúp so sánh độ sai lệch của các phương pháp đo, cũng như áp dụng để đo đạc đường kính của các hành tinh khác.
  • Các quan sát được thực hiện để khảo sát bầu khí quyển của Sao Kim bởi các kính thiên văn mặt đất và tàu Venus Express, cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về khí quyển của hành tinh này và so sánh với những hiểu biết trước đó của chúng ta về nó. Kết quả này giúp ta biết được về khí hậu của hành tinh.
  • Dữ liệu quang phổ chụp bầu khí quyển của Sao Kim sẽ được so sánh với các nghiên cứu về những ngoại hành tinh xa xôi có sở hữu bầu khí quyển.
  • Kính Viễn vọng Không gian Hubble vì không thể hướng nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, nên đã sử dụng Mặt Trăng làm 'gương phản chiếu', quan sát ánh sáng Mặt Trời đi xuyên qua lớp khí quyển của Sao Kim để xác định thành phần của nó. Kết quả này cho ta thấy cơ hội sử dụng phương pháp này lên các ngoại hành tinh trong tương lai.
  • Tạo dựng lại lần quan sát cũ của Lomonosov về quan sát khí quyển của Sao Kim năm 1761 với các thiết bị quan sát cổ xưa.[10] Họ quan sát được "vòng cung của Lomonosov" và các hiệu ứng khác ở vùng hào quang Mặt Trời gây ra do khí quyển của Sao Kim và kết luận rằng kính thiên văn của Lomonosov đã quan sát đúng về việc Sao Kim đi vào đĩa Mặt Trời trong quá trình diễn ra sự đi qua và cũng đúng với những bản ghi chép của ông vào năm 1761.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quá cảnh của Sao Kim, 2012 http://www.csmonitor.com/Science/2012/0606/Venus-t... http://www.huffingtonpost.com/2012/05/16/venus-tra... http://www.omaha.com/article/20120602/NEWS01/70602... http://www.pcworld.com/article/257056/missed_the_v... http://www.skyandtelescope.com/astronomy-news/obse... http://venustransit.nso.edu/ http://eclipse.gsfc.nasa.gov/OH/transit12.html http://phys.org/news/2012-03-transit-venus-nearest... http://thanhnien.vn/doi-song/khoa-hoc/chiem-nguong... https://www.theguardian.com/science/2012/jun/06/tr...